
Trường hợp điển hình là bệnh nhân Phạm Anh T. (59 tuổi, trú tại Hà nội). Do tính chất công việc, bệnh nhân T. liên tục phải ngồi và đứng hầu như suốt thời gian làm việc 8 tiếng/ngày.
Cách đây 3 năm, bệnh nhân T. bị xuất hiện triệu chứng nhức nhối và đè nặng ở cẳng chân, chuột rút, cảm giác rất khó chịu. Bệnh nhân đến thăm khám bác sĩ và được điều trị nội khoa, kết hợp mang vớ thì thấy thuyên giảm. Cách đây 2 tháng, tình trạng bệnh trở nặng, điều trị thuốc hay mang vớ đều không hiệu quả, bệnh nhân thường xuyên nhức mỏi chuột rút chân về đêm. Đến thăm khám và thực hiện siêu âm tĩnh mạch, bác sĩ chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch hai chân độ 2.
Với nhu cầu điều trị nhẹ nhàng, nhanh bình phục để tiếp tục công việc, bệnh nhân T là người đầu tiên được thực hiện điều trị bằng phương pháp mới này. Lần này, khi đi điều trị đúng dịp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được các bác sĩ Singapore chuyển giao kỹ thuật can thiệp suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng bơm keo sinh học nên anh D đã được áp dụng kỹ thuật mới này. Sau can thiệp bệnh nhân đã có cảm giác dễ chịu, chân bớt phù, giảm đau nhiều, không bị sưng và bầm tím.
Suy tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 8 – 30% ở người trưởng thành. Tại Khoa Nội Tim mạch mỗi tuần cũng có khoảng 12-13 bệnh nhân nặng phải nhập viện điều trị. Bệnh thường gặp ở phụ nữ có gia đình mang thai nhiều lần, phụ nữ trẻ làm việc văn phòng, người béo phì và những bệnh nhân lớn tuổi. Suy tĩnh mạch có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể nhưng thường gặp ở chi dưới.
Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh chỉ thấy: nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm. Khi bệnh tiến triển gây phù, chàm da, các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da...
Các tĩnh mạch giãn to nếu không được điều trị, lấy bỏ sẽ có nguy cơ tạo lập cục máu đông, gây viêm tĩnh mạch nông huyết khối. Các cục máu đông tạo lập trong lòng mạch có thể bong ra, theo dòng máu trôi ngược lên phổi, làm tắc mạch phổi, nguy cơ tử vong cao. Các tĩnh mạch giãn to dần, đến một lúc nào đó sẽ bị vỡ khi chấn thương hay va chạm nhẹ, gây xuất huyết, bầm máu. Sự rối loạn biến dưỡng da ở cẳng chân lâu ngày sẽ dẫn đến chàm, tăng sắc tố da và loét chân do ứ đọng. Tình trạng loét chân do tĩnh mạch là một biến chứng rất khó điều trị.
Suy tĩnh mạch nông chi dưới là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy, để phòng bệnh nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao, đi lại vận động vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 - 60 phút.
Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập thể dục để giảm cân như bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tác dụng chữa lành của thiên nhiên đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu. Tắm nắng, tắm rừng, lắng nghe thanh âm tự nhiên là liều thuốc làm dịu tinh thần.
VTV.vn - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023.
VTV.vn - Nguy cơ lây lan tăng cao trong môi trường đông đúc, kín gió như trường học, ký túc xá, nhà trẻ, doanh trại hoặc gia đình có người mắc bệnh.
VTV.vn - Viêm não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra, có thể diễn tiến rất nhanh và để lại hậu quả nghiêm trọng.
VTV.vn - Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn. Thực hiện tốt các biện pháp an toàn thực phẩm có thể phòng tránh phần lớn các bệnh do thực phẩm gây nên.
VTV.vn - Hen phế quản (hen) là một bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến, đang ảnh hưởng đến hơn 300 triệu người trên toàn cầu.
VTV.vn - Vết loét do giun chui ra rất dễ nhiễm trùng, gây viêm mô tế bào, hoại tử, thậm chí nhiễm trùng huyết nếu không được chăm sóc y tế sạch sẽ.
VTV.vn - Thời gian vừa qua, Khoa Nhi Bệnh viện thành phố Thủ Đức liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ mắc ban xuất huyết Schonlein- Henoch.
VTV.vn - Tuần 19/2025, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 256 ca sốt xuất huyết, 652 ca tay chân miệng và 92 ca sởi. Bệnh sởi có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, cần cảnh giác.
VTV.vn - Một bé trai tại Lạng Sơn nhập viện trong tình trạng nguy kịch nghi do mắc bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng không tiêm vaccine phòng ngừa.
VTV.vn - Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận, xử trí nhiều ca bệnh đáng tiếc, nguy kịch do điều trị tại cơ sở thiếu bảo đảm an toàn.
VTV.vn - Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 40 ca COVID-19 điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn từ trung tuần tháng 4 đến nay.
VTV.vn - Giữa đô thị chật chội, một bệnh viện dành gần 40% diện tích cho mảng xanh, kết hợp khám chữa bệnh chất lượng và vận hành thân thiện với môi trường.
VTV.vn - Chương trình là một phần trong chuỗi hoạt động chăm sóc và phòng chống các bệnh về răng miệng cho trẻ em trên địa bàn thành phố.
VTV.vn - Đây là trường hợp suy gan cấp điển hình, tế bào gan bị hủy hoại dẫn đến men gan tăng rất cao...