
Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Điều đáng lo ngại là đã xuất hiện những trẻ nhỏ nhiễm virus corona chủng mới. Việt Nam cũng đã ghi nhận trường hợp bé mới chỉ 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc bị lây nhiễm bệnh. Nỗi lo của các bậc cha mẹ vì thế cũng tăng lên.
Trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn, đặc biệt là nơi giao lưu của các phụ huynh, những ngày qua tràn ngập các thông tin về cách phòng bệnh cho con trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, một trong những giải pháp chủ động để bảo vệ trẻ trước dịch bệnh đó là nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ. Khi trẻ có hệ miễn dịch tốt, sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm bệnh. Và trong thời điểm này có lẽ không chỉ có virus corona, còn nhiều loại virus, vi khuẩn khác cũng có nguy cơ đe dọa sức khỏe của trẻ.
Vậy làm sao để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch đúng cách?
Theo PGS.TS Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương, để bảo vệ trẻ trước dịch COVID-19, yếu tố đầu tiên cần quan tâm là vệ sinh môi trường xung quanh trẻ.
"Ở gia đình, việc vệ sinh cho trẻ là cực kỳ quan trọng, phải rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước. Khi trẻ đi ra ngoài phải đeo khẩu trang" - PGS.TS Trần Minh Điển cho biết - "Ngoài ra, cung cấp chất dinh dưỡng cũng quan trọng, uống nước ấm và đầy đủ các loại thực phẩm để đảm bảo tốt nhất chất dinh dưỡng".
"Với các cháu có tình trạng bệnh lý khác, cần lưu ý khi tới bệnh viện phải được giữ vệ sinh thật tốt, đặc biệt cần được tiêm chủng đầy đủ, bởi ngoài dịch COVID, còn nhiều loại bệnh dịch khác đang rình rập trẻ".
Đánh giá vaccine là một thành tựu quan trọng của y khoa, PGS.TS Trần Minh Điển khuyến cáo các bậc phụ huynh nên cho trẻ được tiêm phòng đầy đủ tại các cơ sở y tế. Kế đó, vấn đề cần được lưu ý là đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ thông qua ăn uống để tạo hệ thống miễn dịch.
Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ non nớt và cần phải có một quá trình để hoàn thiện. Theo đó, các kháng thể được truyền từ mẹ qua bé thông qua nhau thai ở 3 tháng cuối thai kỳ, chính là "áo giáp" bảo vệ trẻ khi chào đời.
6 tháng đầu đời, trẻ nhận kháng thể từ mẹ, qua sữa non từ sữa mẹ cũng như sữa mẹ, truyền sang nên có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng khả năng miễn dịch bị động do người mẹ truyền cho con không tồn tại lâu mà sẽ từ từ mất đi trong một vài tuần hoặc vài tháng sau sinh.
Từ 6 - 36 tháng, kháng thể từ mẹ truyền sang con gần như không còn, trong khi cơ thể trẻ chưa tự sinh ra được đủ kháng thể nên hệ miễn dịch rất yếu và luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh. Đây được xem là "khoảng trống miễn dịch", lúc trẻ phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa. Khi trẻ lớn dần, kháng thể thụ động mà trẻ nhận được từ mẹ giảm dần và kháng thể chủ động do chính cơ thể trẻ sản xuất tăng dần.
Đối với những trẻ trong giai đoạn thuộc "khoảng chống miễn dịch", các chuyên gia đã đưa ra lưu ý có thể bổ sung cho trẻ thành phần IgG, một kháng thể đặc hiệu giúp cơ thể khỏe mạnh.
"Nồng độ IgG càng cao thì càng tốt, nó là thành phần vô cùng quan trọng trong hệ thống thành phần miễn dịch cho cơ thể", PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội cho hay.
"Chúng ta luôn muốn bổ sung vi chất cho trẻ, có người cho rằng bổ sung càng nhiều càng tốt nhưng thực tế chúng ta cần bổ sung đủ và cân đối thì trẻ mới hấp thu được. Có nhiều loại sữa cho rất nhiều canxi nhưng trẻ không hấp thu được", PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy nói thêm.
PGS.TS, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy khẳng định việc cung cấp vitamin bổ sung cho trẻ cần được thực hiện hợp lý và cân đối.
"Chúng ta nghĩ rằng chống vi khuẩn, virus là nhờ vitamin C nhưng thực tế, loại vitamin có tác dụng phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn lại là vitamin D. Nghiên cứu chứng minh những trẻ thường xuyên bị bệnh hô hấp tái đi, tái lại, trẻ bị dị ứng có nồng độ vitamin D thấp hơn những đứa trẻ khác.
Nhưng nếu dùng vitamin D quá sớm thì phần thóp đóng sớm, não kém phát triển. Khi dùng canxi sớm thì thóp sẽ đóng sớm, không phải mọc răng nhiều sớm thì hay. Vitamin A có thể gây ngộ độc nguy hiểm…", PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy phân tích.
"Với vitamin, dùng vừa đủ rất tốt, thiếu không được nhưng thừa lại rất nguy hiểm và không chữa được. Chính vì vậy, việc này phải có chuyên gia dinh dưỡng tư vấn", PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy kết luận.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bên cạnh bổ sung từ thực phẩm, một phương pháp tăng vitamin D cho trẻ đó là tắm nắng cho trẻ.
"Đó là bài thuốc chống nhiễm khuẩn rất tốt" - PGS.TS Trần Minh Điển nói - "Với thời tiết miền Bắc, những ngày qua đều có hiện tượng nồm, ẩm nhưng chủ yếu diễn ra vào sáng sớm và chiều tối. Thời tiết vào buổi trưa nắng đẹp thì không có lý gì lại không tắm nắng được.
Hiện tại, quan điểm chỉ tắm nắng ban mai không còn chính xác nữa mà có thể tắm nắng vào khoảng từ 10h trở đi. Với thời tiết nồm ẩm, có thể tắm nắng cho trẻ vào khoảng 14 - 15h, đội thêm mũ và có che mắt để không tiếp xúc trực tiếp với sáng".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Lần đầu tiên, kỹ thuật đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi được thực hiện thành công tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, mở ra hy vọng sống cho thai kỳ nguy cơ cao.
VTV.vn - Nữ bệnh nhân 48 tuổi nhập viện vì ho, sốt kéo dài không đáp ứng thuốc. Xét nghiệm phát hiện viêm phổi do phế cầu - bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu điều trị muộn.
VTV.vn - Tuần 17/2025, số ca nghi mắc sởi giảm 4,3%. Bộ Y tế triển khai đợt 3 chiến dịch tiêm chủng và yêu cầu hoàn thành mũi 1 trước 30/4, mũi 2 trước 15/5.
VTV.vn - Bệnh viện Nhi Trung ương liên tiếp tiếp nhận hai trường hợp trẻ nhập viện với chẩn đoán chấn thương bụng kín, tổn thương lách do tai nạn sinh hoạt và tai nạn giao thông.
VTV.vn - Một ca bệnh hiếm gặp, khối u mạch máu vùng mặt phức tạp suýt cướp đi mạng sống bệnh nhân đã được các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới xử lý thành công.
VTV.vn - TP Hà Nội đã triển khai đồng loạt các hoạt động truyền thông, tập huấn và giám sát nhằm hưởng ứng Ngày Vệ sinh tay Thế giới 5/5/2025 và phòng chống nhiễm khuẩn.
VTV.vn - Nam bệnh nhân 34 tuổi bị tăng huyết áp kéo dài do u tuyến thượng thận đã được Bệnh viện Nội tiết Trung ương phát hiện, điều trị kịp thời và không cần dùng thuốc sau mổ.
VTV.vn - Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi toàn quốc lô Viên nén Tegrucil-1 do vi phạm chỉ tiêu chất lượng, yêu cầu các đơn vị phân phối, sử dụng thuốc phối hợp thực hiện.
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) đã điều trị thành công ca viêm màng não mô cầu đầu tiên tại Đồng Nai năm 2025. Bệnh nhân đã bình phục và được xuất viện.
VTV.vn - Hai sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm Sibutramine, có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe.
VTV.vn - Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ bị ngộ độc Paracetamol - loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến trong mọi gia đình.
VTV.vn - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 17 tuổi (Hà Nội) bị chấn thương tim nghiêm trọng do dị vật kim loại sắc nhọn xuyên thấu.
VTV.vn - Khả năng sinh sản ở nữ giới bắt đầu suy giảm do chất lượng trứng và nội tiết tố kém ổn định sau tuổi 30. Vậy làm sao để tối ưu cơ hội mang thai khi tuổi không còn trẻ?
VTV.vn - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thực hiện thành công ca ghép thận thứ 10 liên tiếp chỉ sau một năm triển khai, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy thận tại miền Tây.
VTV.vn - Một bệnh nhân nữ 47 tuổi (Hà Nội) vừa được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cứu đôi chân trái bị dập nát sau tai nạn giao thông nghiêm trọng.